Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Thảm tập yoga cao su có những loại nào?

Thảm tập yoga cao su thường được xếp vào hàng các thảm tập yoga cao cấp vì chất lượng tốt thuộc hàng đỉnh và giá cả không hề thấp tí nào. Nhiều người còn nói vui rằng các thảm yoga cao su cao cấp chỉ dành cho người tập yoga chuyên nghiệp vì từ độ bám đến độ bền, độ đàn hồi đều cực kì tốt và giá thành cũng khá cao. (Nhưng sự thật là tùy thuộc vào cơ địa và tiêu chuẩn mong muốn của mỗi người tập mà chúng ta sử dụng loại thảm yoga có chất lượng tương xứng.)

Cách nhận biết các chất liệu thảm tập yoga

Đặc điểm chung của các loại thảm tập yoga cao su:

-        Trọng lượng: Nặng (từ 1kg đến hơn 2kg tùy loại)

-        Độ bám rất cao (cho dù người tập ra rất nhiều mồ hôi)

-        Rất bền

-        Giá cả thường từ 1 triệu đồng trở lên

Sau đây, Capa Yoga sẽ liệt kê một vài loại thảm tập yoga bằng chất liệu cao su hiện đang phổ biến ở thị trường Việt Nam.

Các thảm yoga cao su của Manduka:

Thương hiệu thảm tập yoga Manduka từ lâu đã nổi tiếng trên thế giới, và đặc biệt nổi tiếng về độ bền. Được thiết kế với cấu trúc ô kín giúp hạn chế sự thâm nhập của vi khuẩn vào bên trong thảm, từ đó các thảm yoga Manduka luôn bền bỉ với thời gian.

Các thảm yoga 100% cao su tự nhiên của Manduka được yêu thích từ người mới tập đến những người tập yoga chuyên nghiệp.

Thảm yoga Manduka eKo Superlite du lịch

Thảm mỏng chỉ 1.5mm. Trọng lượng nhẹ và có thể gấp lại gọn gàng, thuận tiện cho việc mang vác đi lại. Với các màu sắc đa dạng, thảm yoga siêu mỏng của Manduka luôn chiếm được cảm tình của các yogis từ cái nhìn đầu tiên.

1272b421bb6ca1c32b123b441aa836ac

Thảm yoga Manduka eKo Lite

Với độ dày từ 4mm đến 5mm, Manduka eKo Lite vừa mang sự nâng đỡ cần thiết cho người tập nhưng vẫn giúp người tập vững vàng trong các tư thế.

Với những ai dị ứng latex thì có thể hoàn toàn yên tâm vì 99% thành phần thảm không chứa latex. Đặc biệt, Manduka không sử dụng cao su tái chế để sản xuất thảm yoga mà sử dụng cao su được thu hoạch trực tiếp từ thiên nhiên.

Các thảm yoga cao cấp Manduka sẽ tự phân hủy qua thời gian và không để lại vết tích ảnh hưởng xấu đến môi trường.

20170817 123219 edited

Các thảm yoga 100% cao su tự nhiên của Jade:

Bên cạnh Manduka, các thảm tập yoga cao cấp Jade cũng thu hút nhiều yogis trên thế giới nhờ vào chất lượng tuyệt vời cùng với các chương trình thiện nguyện dành cho con người và môi trường.

Chất lượng của những chiếc thảm Jade cũng thuộc vào hàng cao cấp, từ độ bền, độ bám, độ an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường.

Jade voyager

Cũng là dòng thảm tập yoga du lịch với độ dày siêu mỏng 1.5mm có thể gấp nhỏ lại mà không làm biến dạng thảm.

IMG 2475 1100x900 edited

Thảm jade harmony

Bộ sưu tập thảm Jade Harmony rất dễ lấy lòng các yogis với vô vàn màu sắc mê hoặc ánh mắt người nhìn. Phải nói rằng: Thật sự phải mất không ít thời gian để người mua đưa ra quyết định chọn chiếc thảm Harmony màu gì.

Jade Harmony có độ bám tốt, đàn hồi tốt và có thể tái chế mà không làm ảnh hưởng đến môi trường.

HarmonyProfessional Core

Thảm tập yoga PU (với đế bằng cao su):

Để phân biệt với các thảm tập yoga 100% cao su, người ta hay gọi các thảm này là thảm tập yoga PU vì có cấu tạo gồm lớp PU trên mặt giúp tăng độ bám và lớp cao su bên dưới để mang lại độ đàn hồi cho thảm.

Chất liệu PU trơn láng có khả năng hấp thụ nước rất lớn nên các thảm yoga này thường là thảm chống trượt cực cao, tuy nhiên, khi sử dụng lâu ngày bề mặt thảm yoga PU sẽ có vết loang lổ do mồ hôi rơi xuống thảm trong thời gian dài.

Các thảm tập yoga cao cấp PU hiện nay gồm có: Thảm Lululemon, Liforme, và các thảm PU khác của Trung Quốc.

lululemon the reversible mat 5mm dark adobe ruby red

4 loại chất liệu thảm yoga cần nhận biết

Yoga ra đời cách đây 5000 năm và phát triển ngày càng lớn mạnh cho tới ngày nay. Song song với sự phát triển này chính là sự ra đời của vô cùng nhiều loại thảm tập yoga với nhiều chất liệu khác nhau: Vải, bần, da động vật, cao su, PU, PVC, TPE… Ở thị trường Việt Nam, có 4 loại chất liệu của thảm tập yoga mà bạn được nghe nhiều nhất và được bày bán nhiều nhất gồm: PVC, TPE, PU, cao su…

Bây giờ, bạn đang muốn mua một chiếc thảm tập yoga. Bạn tìm kiếm và nhận được quá nhiều thông tin với nhiều loại chất liệu thảm. Thậm chí, với cùng một loại thảm yoga y chang nhau nhưng có nơi nói kiểu này nơi nói kiểu khác.  Ở bài viết này, Capa Yoga chia sẻ với bạn về các cách phân biệt cơ bản của 4 loại chất liệu này để bạn tự tin hơn trong việc chọn mua một chiếc thảm tập yoga tốt.

1/ Thảm tập yoga PVC:

PVC (tên đầy đủ: Polyvinylclorua) là một loại nhựa nhiệt dẻo và có mặt trong rất nhiều vật dụng hàng ngày như: áo mưa, bao bì thực phẩm, ống nước, nhãn chai nước suối, dây và cáp điện…và thảm yoga.

Có rất nhiều bài viết hiện nay nói rằng các thảm tập yoga PVC là độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ung thư cho người dùng. Thực tế, bản thân PVC không độc hại, nó chỉ độc khi được thêm vào những chất phụ gia có hại để làm mềm và đàn hồi thảm. Tiêu biểu là những thảm yoga PVC giá rẻ của Trung Quốc. Mặt khác, trên thị trường vẫn có những chiếc thảm yoga cao cấp bằng chất liệu PVC nhưng cực kì an toàn và chất lượng rất cao như thảm yoga cao cấp Manduka của Mỹ với giá trên 2 triệu đồng một chiếc.

Cách nhận biết:

- Trọng lượng: Rất nhẹ, khoảng 500gr (Tuy nhiên, những chiếc thảm PVC cao cấp lại rất nặng, khoảng 2kg).

- Mềm xốp, nhìn bằng mắt thường phía bề ngang thảm thấy lõi thảm có nhiều ô rỗng li ti:


-  Đối với thảm PVC thường: có thể vẫn còn mùi khó chịu như thời điểm mới mua mặc dù đã sau nhiều tháng sử dụng.

- Thiết kế mặt thảm thường theo kiểu ô nổi:

mặt trái mặt phải thảm yogaresized

2/ Thảm tập yoga TPE:

TPE là loại nhựa dẻo có tính đàn hồi cao, chịu nhiệt cao, mềm mại và ít trơn trượt. TPE có mặt trong các loại đồ chơi, dụng cụ thể thao, thiết bị văn phòng, dây điện… Cùng là nhựa nhưng thong thường các thảm tập yoga TPE có giá thành cao hơn thảm PVC do chất liệu đàn hồi hơn, bền hơn và có thể tái sử dụng mà không làm hại môi trường.

Cách nhận biết:

- Trọng lượng: Rất nhẹ, khoảng 500gr như PVC.

- Vẫn có độ mềm nhưng không xốp rỗng như PVC.

- Không còn mùi khó chịu sau thời gian dài sử dụng.

aaaaaaaresized

 Ảnh: Thảm yoga TPE Hatha định tuyến.

3/ Thảm tập yoga PU:

Chất liệu PU cũng là một vật liệu nhựa tổng hợp rất dẻo, độ đàn hồi cao, dễ gia công và dễ lau chùi.

Thảm tập yoga PU, chính xác hơn là thảm yoga da PU do thảm có cấu tạo gồm một lớp da PU mỏng ở trên và một lớp cao su bên dưới để thảm êm khi tập. Thảm có chất liệu PU được xem là loại thảm có độ bám gần như cao nhất trong các dòng thảm tập yoga hiện nay. Các thảm loại này cũng thường có giá khá cao từ 1 triệu đồng cho các thảm yoga định tuyến Trung Quốc đến 3-4 triệu cho chiếc thảm định tuyến Liforme của Anh.

Pido high quality custom polyurethane yoga mat

Cách nhận biết:

-Trọng lượng: Các thảm PU do được tích hợp với một lớp cao su phía dưới nên trọng lượng thường khá nặng (từ 1kg đến 2kg).
- Bề mặt thảm trơn phẳng và bóng loáng mượt mà (cảm giác như rất dễ trượt):

hummal pu yoga mat black 4 529x529
- Thấm hút nước cực nhanh và nhiều nên độ bám cực cao. Tuy nhiên, do thấm hút nước nhiều nên mặt thảm nhanh bị loang lổ màu sau một thời gian sử dụng.

- Mặt thảm rất dễ trầy xước.

4/ Thảm tập yoga cao su:

Chất liệu cao su có từ lâu đời và rất phổ biến do độ đàn hồi cao, an toàn với người dùng và thân thiện với môi trường. Với độ đàn hồi cao nên các loại thảm tập yoga siêu mỏng dạng du lịch luôn được làm bằng cao su để có thể gấp nhỏ gọn gàng mà không hề bị gãy. Các thảm tập yoga bằng chất liệu cao su hiện nay thường là các dòng thảm yoga cao cấp và không có giá dưới 1 triệu đồng.

20170820 084945cropped

Ảnh: Thảm tập yoga cao cấp Manduka 100% cao su.

Cách nhận biết:

-Trọng lượng: Nặng (từ 1kg đến hơn 2kg tùy loại).

- Có mùi đặc trưng của cao su.

- Giá thành cao.

Những thông tin trên đây không phải ánh 100% về thảm tập yoga nhưng Capa Yoga mong bài viết này có thể giúp bạn phần nào tự nhận biết các loại thảm tập yoga mà không cần nhờ đến người bán.

Om shanti.

7 lý do bạn phải sở hữu tấm thảm yoga cho riêng mình

Các trung tâm yoga ngày nay vì muốn mang đến sự tiện lợi và tiết kiệm cho học viên nên hay chuẩn bị sẵn thảm yoga cho mọi người. Các học viên không cần phải chở lỉnh kỉnh đồ dùng cá nhân lẫn cả tấm thảm to đến tập rồi lại vác về. Nhưng những lý do sau đây sẽ khiến bạn nghĩ đến việc sở hữu một tấm thảm yoga chỉ cho riêng mình:

 1. Tấm thảm do chính tay mình lựa chọn, độ êm độ bám vừa đúng ý mình.

17523224 1813745962280213 5557739413884390287 n

2. Cái gì cũng cần mắt nhìn, tấm thảm yoga có màu sắc và hoa văn hợp ý mình thì có thích hơn không?

3. Nếu bạn là người thích nổi bật, thảm cá nhân giúp bạn không bị trùng lắp khi cả phòng tập ai cũng đứng trên những tấm thảm y chang nhau.

4. Thật mất vệ sinh nếu bạn phải úp mặt lên tấm thảm chung mà cô nàng trước đó vừa đổ mồ hôi đầm đìa, trong khi bác gái làm vệ sinh chỉ có một tấm khăn duy nhất để lau qua loa vài lượt trên toàn bộ thảm yoga ở trung tâm đó.

5. Bạn tiến bộ hơn nhờ tấm thảm yoga của mình. Mỗi lần mang thảm ra lau chùi sạch sẽ là những lúc bạn học cách tự chăm sóc cho chính bản thân mình.

21908583 1861302157219758 255848299 o

6. Trong lúc vệ sinh thảm tập yoga, bạn nhận biết trong giờ phút hiện tại đang loại bỏ các bụi bẩn từ trên người mình rơi xuống thảm. Bạn chỉ tập trung vào bàn tay đưa tới đưa lui trên mặt thảm. Và tâm trí bạn trở nên tĩnh lặng.

7. Việc vác một tấm thảm yoga trên vai đi lơn tơn ngoài đường là để ngầm nói với mọi người rằng: "Tui đang rất hạnh phúc với yoga. Tui tình nguyện đổ mồ hôi vì yoga đó nha."

Om shanti.

Vì sao chỉ được ăn uống sau khi tập yoga 30 phút?

Bên cạnh việc tập các tư thế, có thể bạn còn được nghe một số lời khuyên bên lề như tránh tập yoga trong chu kì kinh nguyệt, không ăn no trước khi tập 2 giờ, không được ăn hay uống, thậm chí tắm trong vòng 30 phút sau khi tập yoga. Tuy nhiên, lời khuyên cuối cùng nghe có vẻ khó hiểu hơn cả.

Vậy, việc chỉ được tắm và ăn uống sau khi tập yoga 30 phút là có đúng không?

Thật ra, chẳng có một luật cụ thể nào trong yoga về việc ăn uống hoặc tắm rửa sau khi tập nhưng vẫn có vài lời khuyên về vấn đề này dành cho người tập. Chúng ta hoàn toàn được tự do áp dụng những nguyên tắc phù hợp với cá nhân mỗi người. Bạn chỉ cần lắng nghe cơ thể và rồi sẽ có câu trả lời.

Cho dù bạn chọn tập thể loại yoga nào, cơ thể vẫn cần một khoảng thời gian làm nguội trước khi được tắm rửa hoặc phải tiêu hóa thức ăn.

Chúng ta thường được khuyên nên chờ 15 đến 30 phút rồi mới ăn sau khi tập yoga. Lý do vì tất cả các cơ quan nội tạng đều được mát-xa trong khi tập yoga. Những cơ quan liên quan đến việc tiêu hóa cần một khoảng thời gian nghỉ ngơi để tái tạo và hấp thu năng lượng sinh ra trong quá trình tập.

Một vài lời khuyên:

Ăn uống sau khi tập yoga

15 phút sau khi tập:

Mỗi khi bạn thấy khát nước, bạn vẫn có thể uống một ít nước lọc ở nhiệt độ thường (không nóng không lạnh).

15 đến 30 phút sau khi tập:

Tránh thức ăn và đồ uống lạnh (kem, nước đá…)

Uống các trà thảo dược hoặc sữa ấm

30 phút sau khi tập:

Ăn nhẹ, tránh các món ăn chứa nhiều carbonhydrate hoặc chất béo.

Đếm 30 phút như thế nào?

30 phút được tính từ khi bạn kết thúc tập tư thế (asanas) hoặc bài tập thở (pranayama). Các khoảng thời gian dành cho thiền, niệm câu chú hoặc nằm thư giãn (savasana) được tính vào trong 30 phút này.

Ví dụ: bạn kết thúc các tư thế và bài tập thở, sau đó thiền trong 10 phút và thư giãn savasana 5 phút. Vậy bạn có thể bắt đầu ăn uống 15 phút sau đó. Chúng ta bắt đầu đếm thời gian để ăn uống từ khi kết thúc tập các tư thế hoặc bài tập thở (pranayama).

Nếu bạn không có nhiều thời gian rảnh rỗi như phải tranh thủ đi làm ngay sau khi tập yoga buổi sáng ở trung tâm, bạn có thể rút ngắn thời gian chờ này xuống và bắt đầu ăn ngay sau 10 đến 15 phút sau khi tập. Nếu bạn không cảm thấy khó chịu nào trong cơ thể thì có thể duy trì lâu dài với khoảng thời gian rút ngắn này.

Tắm rửa sau khi tập yoga

Cách giải thích cho vấn đề này cũng tương tự với việc ăn uống sau khi tập. Khi kết thúc buổi tập, cơ thể cần được dành ít nhất 30 phút để trở nên “nguội đi” trước khi tắm táp.

Một lời khuyên khác cho vấn đề này chính là tắm trước khi tập yoga. Cách làm này sẽ giúp rửa sạch đi những bụi bẩn, mồ hôi và làm mới cơ thể. Nhờ đó, bạn có thể chẳng cần tắm lần nữa sau buổi tập. Nhưng nếu bạn ra mồ hôi quá nhiều hoặc tập ở phòng tập quá nóng thì việc tắm sau khi tập vẫn được hoan nghênh.

Mong rằng những giải thích và gợi ý này có ích cho việc tập yoga của bạn.

Om shanti.

Comments system

Disqus Shortname